HotlineĐặt Hàng

Vụ hỏa hoạn xảy ra: Bạn cần làm gì để thoát hiểm?

Trong vụ hỏa hoạn, những nguyên nhân tử vong thường gặp: ngạt khí. Việc đầu tiên bạn cần làm là tìm lối thoát hiểm hoặc tránh xa những nơi có nhiều khói, gây ngạt khí.

Ở các chung cư cao tầng ở địa bàn Hà Nội liên tục xảy ra đám cháy. Điều này cho thấy công tác PCCC vẫn còn gặp nhiều bất cập. Mỗi cá nhân cần có kiến thức về an toàn PCCC đầy đủ để bảo vệ bản thân và người xung quanh.

Những điều cần biết để thoát hiểm

1. Khi cháy xảy ra, việc đầu tiên bạn cần làm là tìm cách dập lửa, thoát hiểm và phải luôn bình tĩnh để xử lý nhanh chóng. Để dập tắt đám cháy, bạn có thể dùng bình bột, bình khí CO2, cát, chăn, nước,… Nếu đám cháy quá lớn không thể có khả năng tự dập tắt, nhanh chóng di chuyển đến cửa thoát hiểm.

Bạn ấn chuông báo động tòa nhà ngay lập tức; thông báo khẩn cấp cho người dân biết có cháy ở lối thoát hiểm và gọi ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC qua đường dây 114.

2. Với trường hợp không phát hiện ra nguyên nhân đám cháy. Bạn cần xác định vị trí phát ra cháy và luồng khói. Đối với trường hợp khói từ trên cao hoặc xuất hiện ngay trong tầng bạn sinh sống, ngay lập tức di chuyển đến lối thoát hiểm và tìm cách chạy thoát khỏi tòa nhà. Đặc biệt cần nhớ không được sử dụng thang máy trong khi thoát hiểm.

Trong trường hơp khói phát ra từ tầng dưới, bạn chạy lên tầng thượng tòa nhà ngay lập tức. Bởi vì nếu bạn ở thiếu oxy quá lâu, bạn sẽ bị gục ngã trước khi thoát khỏi. Tuy nhiên nếu tòa nhà của bạn thường xuyên khóa cửa tầng thượng thì bạn không nên tiếp tục di chuyển. Bởi vì nếu lối thoát hiểm bị nhiễm khói thì đó chính là nơi tập trung khói của tòa nhà.

3. Trong hỏa hoạn, bạn thường bị ngạt khí trước khi bị cháy. Đó là nguyên nhân tử vong thường gặp, bạn luôn luôn phải tìm cách thoát hiểm hoặc tránh những nơi nhiễm khí dày đặc như phòng kín và các địa điểm nguy hiểm, dễ gây cháy nổ như bình ga, tủ lạnh, máy lạnh,… Bạn hãy nhớ rằng khi thoát hiểm phải thường xuyên cúi thấp người hoặc trườn, bò.

Di chuyển trườn, bò để thoát hiểm
Di chuyển trườn, bò để thoát hiểm

 

Thêm 1 tip để tránh hít phải quá nhiều khói là bạn nên có một chiếc khăn được tẩm nước và bịt mũi miệng. Lúc này, bạn tìm đường thoát bằng cách dùng tay sờ vào tường. Rõ ràng hơn, bạn cần đặt mu bàn tay lên cửa để kiểm tra độ nóng cửa trước khi thoát hiểm bằng lối đó. Nếu cửa không bị tác động nhiệt thì mở cửa từ từ và tạo một lực nặng vào cửa. Khi thấy có lửa hoặc khói thì đóng cửa lại ngay lập tức cùng lúc đó chèn kỹ càng các khe hở để không cho khói và lửa lan vào phòng. Nếu khói quá dày đặc khiến bạn bị cay mắt, bạn dùng chân để tìm đường.

4. Nếu bạn không thể thoát ra ngoài khi lửa đã kín ngoài cửa căn hộ thì bạn nên di chuyển nhanh chóng ra những nơi thoáng, nhiều không khí như ban công, sân thượng; tuyệt đối phải bình tĩnh, không nhảy từ cửa sổ, ban công xuống dưới đất; sử dụng các thiết bị chuyên dụng để thoát hiểm; chỉ cần di chuyển xuống tầng bị cháy và dùng thang bộ đi xuống nơi an toàn.

 

Nên dùng quần áo, chăn màn thắt lại thành một sợi dây để thoát thân qua cửa sổ. Nhảy qua cửa sổ là hành động cực kỳ nguy hiểm. Nếu không thể tự thoát ra ngoài, chạy ra ngay ban công và dùng tất cả các thứ phát ra tiếng động như mũ, quần áo, còi,… để vẫy, báo động cho lực lượng cứu hộ.

Khi gặp nạn

-Khi nạn nhân bị ngã, bị đè thì cũng phải thật sự bình tĩnh, không được hoảng loạn, thở đều và chờ người đến cứu. nếu không như vậy bạn sẽ dễ bị đuối sức. Khi phát hiện có người xung quanh phải cố gắng phát ra tiếng động.

-Nếu bị cháy quần áo, dừng chuyển động ngay lập tức, che mặt, nằm xuống và lăn qua, lăn lại để dập tắt lửa nhanh. Trong lúc đó tuyệt đối không được phép chạy vì gió có thể làm lửa từ quần áo cháy to hơn.

những bước cần làm khi bị cháy quần áo
những bước cần làm khi bị cháy quần áo

-Khi gặp một người có dấu hiệu bị ngạt khí, nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi quá nhiều khói. Sử dụng phương pháp hô hấp nhân tạo để lấy oxy vào người nạn nhân. Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngưng tim, ngưng thở phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần nhất.

-Khi đã thoát nạn an toàn, bạn nên tập trung đứng thành một nơi để có thể dễ dàng kiểm tra số người còn sót lại tại tòa nhà.

Cách tránh ngộ độc khí trong vụ hỏa hoạn

-Khi xảy ra hỏa hoạn, bạn luôn phải bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh.

-Áp suất nhà kín sẽ tăng rất nhanh nếu khói độc dày đặc. Vì thế phải tìm tất cả cửa sổ không có cháy và mở cửa ngay lập tức để áp suất trong nhà giảm xuống. Tuyệt đối không mở các cửa có hướng lửa và khói.

-Lý do tử vong thường gặp là ngạt khí, không phải do lửa.

-Bạn cần có một chiếc khăn ướt trong quá trình thoát hiểm. Đó là phương pháp tránh ngộ độc khói khẩn cấp.

-Bạn có thể dùng chính tấm nệm đang ngủ của bạn để làm dụng cụ cứu nạn.

+ Dựng một tấm nệm với góc khoảng 45 độ và chui vào trong.

các cách phòng tránh khi sử dụng nệm
các cách phòng tránh khi sử dụng nệm

+ Đối với cửa sổ, bạn dựng tấm nệm cách khe thoáng tầm 30cm để khói có thể thoát ra từ lối đó.

+ Đối với ban công, bạn dựng tấm nệm sao cho đáy đệm tiếp xúc với sàn rồi bạn chui vào đó để tránh khói.

Khi đã tránh được nguy cơ nhiễm khói độc, bạn có đến 90% cơ hội sống sót.